Thử Bàn Về Âm Nhạc Việt Nam

(Nhấn lên Link của tựa đề trên đây để đọc nguyên bài)

Một số người Việt, bởi chịu ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỷ nên ít mặn mòi với nhạc Việt, cho rằng nhạc Việt không hấp dẩn bằng nhạc Âu Mỷ, chẳng nhửng không khuyến khích mà còn không tán thành con em học nhạc việt với lý do là học cái nhạc nầy không được người ta trọng vọng , khó sống, bài bản ghi chép thô sơ không rỏ ràng, lối giảng dạy thì là truyền khẩu truyền ngón khó tiếp thu, còn nhạc Âu Mỷ thi có nào là hợp âm (accord), hòa âm (harmonique), nhạc khí bóng láng, trông sang và đẹp, giàn nhạc có người điều khiển, bài bản ghi chép chính xác, người học có thể nhìn bản là đàn được, việc giảng dạy có lớp lang dể hiểu, dể học, học nhạc nầy dể hái ra tiền, có nhiều hy vọng được xuất ngoại, đi nước nầy nước nọ.

Theo thiển ý của tôi, Đông hay Tây, âm nhạc vẩn là sự cấu tạo âm thanh để làm đẹp tai, làm rung cảm lòng người. Khi cho rằng nhạc nầy hay hơn nhạc kia là không thực tế. Âm nhạc là sản phẩm của một xả hội, tiếng nói của một dân tộc. dân tộc nào đả phát sinh ra nó, nghe nó dỉ nhiên là cảm thấy thắm thía.

Nhìn chung thi trong nhạc Việt củng có lắm nhạc khúc sâu sắc tinh vi, nhưng có điều là chưa được khai thác cho đúng mức, thiếu sáng tạo, kém tổ chức cho có hệ thống hầu đạt đến cái chân thiện mỷ của nó.

Nhạc Việt nam tương tợ như nhạc truyền thống Ấn độ, Châu phi. Bài bản chỉ ghi cái sường. Nhửng yếu tố khác như là điệu thức, tiết tấu, trường độ, cường độ, làn hơi, màu âm là dành cho người nhạc sỉ. Giả sử bài bản được ghi chép ra rỏ ràng, việc dạy qua truyền ngón truyền khẩu vẩn không nên thiếu. Mục đích chính của ông Thầy là truyền cho học trò cái hồn, cái tinh thần của bản đàn, không biến học trò thành con két, chỉ biết nhại lại đúng nhửng gì Thầy truyền dạy.

Nhạc Việt nam và nhạc Âu Mỷ hoàn toàn khác nhau.

Nhạc Âu Mỷ thuộc về nhạc cung (musique tonale).

Nhạc Việt nam thuộc nhạc điệu (musique modale).

Trong cái cung (tonalité) có 2 yếu tố: Âm (ton) và Điệu (mode) do đó mới có Âm gai trưởng (gamme majeure), Âm gia thứ (gamme Mineure), và bản nhạc bắt buộc phải kết thúc bằng chủ âm (tonique) của nó.

Nhạc Việt nam phương cách sáng tác riêng, kiến trúc đặc thù, không có Âm giai trưởng Âm giai thứ, bản đàn không bắt buộc phải kết thúc bằng chủ âm (tonique).

Phải nhìn nhận ký âm pháp của Âu Mỷ chính xác, được nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhưng đối với nhạc Việt nam lối ký âm nầy vấp phải một số bất lợi như sau:

a. Khi nói chuyện âm nhạc Việt nam với người nước ngoài, thay vì đọc nốt đàn Hò xự xang xê cống lại đọc Do ré fa sol la. Người ta sẻ nghỉ gì về một dân tộc từng rêu rao có bốn ngàn năm văn hóa văn hiến?

b. Mang bản nhạc Âu Mỷ ra để xướng âm theo Hò xự xang xê cống, và ngược lại, một bản nhạc Việt nam xướng âm theo Do ré fa sol la sẻ là khô khan, dể làm cho người nghe tức cười.

c. Trong bản nhạc Âu Mỷ ví dụ như ghi Do, hay Ré hay Mi. Nếu nhửng nốt nầy nằm trong bản nhạc Việt thì, khác với nhạc sỉ Âu Mỷ, người nhạc sỉ Việt nam không đàn ngay Do, Ré hay mi, cho rằng đàn như vậy là khô khan ví như ăn đồ hợp no bụng mà không bổ, nên đôi khi thích mượn nốt Si tạo ra nốt Do, nốt Do tạo ra nốt Ré, nốt Ré ra nốt Mi. Đàn như vậy gọi là đàn nốt “sống”, món ăn tươi.

d. Nhạc Việt nam tương tợ như nhạc Jazz. Người nhạc sỉ không chỉ là người diển tấu đơn thuần, mà còn là người đàn theo kiểu ứng tác ứng tấu. Trong khi đàn, theo tâm tư tình cảm, tự do vận dụng tài năng, thêm thắt hoa lá, tô điểm vẻ vời nốt đàn, câu đàn, để mang lại cho bản của mình đàn một sức sống mới, do đó một bản đàn, nhạc sỉ đàn qua đàn lại, mồi lần đều có vài thay đổi, hay, đẹp khác nhau.

e. Đối với nhạc sỉ Âu Mỷ, họ quan niệm bản đàn viết ra là một thực thể cố định, bất biến, do đó khi đàn không dám tự do thêm bớt

f. Bản đàn Việtnam mà ghi chép chính xác như nhạc Âu Mỷ tức là vô tình triệt tiêu sức sáng tạo của nhạc sỉ. Họ cho rằng việc quá lệ thuộc vào nhửng gì đả ghi ra trong bản đàn là cắt đi nguồn cảm hứng của họ, biến họ thành cái máy thu âm, biến tính chất “động” của nhạc Viêt nam thành “tịnh”, có xác mà không hồn.

g. Trong việc giáo dục, thì là giới hạng kiến thức của nhạc sinh, không giúp chúng tiếp cận với nhạc sư nhạc sỉ Việt nam khác để học hỏi nhửng cái hay, cái đẹp từ từng người,

h. Loại bỏ đi nhửng bực thầy giỏi bởi không quen với lối chép bản đàn theo Do ré mi fa sol.

Luật tiến hóa là luật của văn minh. Con người ngày càng văn minh, lối suy nghỉ, nếp sống, tâm tư nguyện vọng, sở thích, đòi hỏi phải có nhửng gì mới lạ, âu đó củng là chuyện bình thường.

Âm nhạc củng không nằm ngoài quy luật thay củ đổi mới. Nếu khư khư giử lại cái xưa thì ấy là giáo điều, là bảo thủ, là nệ cổ.

Sự nối tiếp giửa quá khứ và hiện tại rất là cần thiết. Điều nầy không có nghỉa là theo mới nới củ. Mặc dù không rập khuông với truyền thống mà vẩn không tách rời với bản sắc dân tộc.

Nước Việt nam ta có một nền văn hóa lâu đời, một nền âm nhạc đa dạng và phong phú với nhiều sắc thái địa phương, hiện đang bị đẩy lùi vào bóng tối bởi sư xâm nhập cũa âm nhạc nước ngoài có sức thỏa mản nhu cầu ồ ạt đang bộc phát của giới trẻ.

Thắng kẻ địch ở bải chiến trường, tuy có gian nan, nhưng hảy còn dể hơn là trên mặt trận văn hóa. Một dân tộc mất đi nền văn hóa của chính mình ví như người có xác mà không hồn, đất nước sớm hay muộn rồi củng mất.

Ai ai củng nhin nhận nhu cầu tất yếu là bảo tồn, bảo vệ và gìn giử kho tàng nghệ thuật dân tộc mà Cha Ông của chúng ta đả dài công sáng tạo và thể nghiệm và lưu lại cho chúng ta. Nhưng vấn đề bảo tồn, hay bảo vệ, sao cho hửu hiệu, thì chỉ thấy nói qua loa, và thực tế đả cho thấy hiện nay sự hiểu biết của người Việt của chúng ta, nhứt là giới trẻ rất là mơ hồ, chưa thấy được cái tầm quan trọng và sự phong phú của nó.

Nghệ thuật chung, trách nhiệm chung. Mổi người mổi chổ đúng, mổi nhận thức, mổi cách để bảo tồn, bảo vệ, phát trển. Sự đóng góp của mổi người, tuy có khác nhau, nhưng việc làm của mổi người đều được đời sao tôn vinh khi nó có được một ý nghỉa nào đó đối với nghệ thuật dân tộc.

Trong tương quan quốc tế như hiện nay, giao lưu văn hóa là một trong nhửng nhịp cầu ngắn nhứt để các dân tộc được gần gủi, người hiểu biết lẩn nhau, học hỏi lẩn nhau, thương mến kính nể lẩn nhau trên khía cạnh đặc thù của dân tộc.

Sài gòn, 16-09-2009

Vĩnh Bảo